Khái niệm phong thủy là gì Có thể nói phong thủy được ra đời rất sớm gần như cùng lúc với sự ra đời của con người. Bởi vì ngay từ thời ...

Nhập môn phong thủy phần 1



Khái niệm phong thủy là gì

Có thể nói phong thủy được ra đời rất sớm gần như cùng lúc với sự ra đời của con người. Bởi vì ngay từ thời thượng cổ, con người đã để ý đến tác động của hoàn cảnh tự nhiên đến nơi sinh sống của họ, tạo nên sự lựa chọn có chủ đích nơi sống. Nguồn gốc hay nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm sống như đào hang như thế nào, làm nhà như thế nào, đào hang khoét đá như thế nào... là đúng là thuận tiện. Và phat sinh từ thực tế phải sinh tồn chống trọi với sự tấn công của đồng loại, với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chon nơi sống như thế nào là thuận lợi, như thế nào để có thể phát huy được vai trò của tự nhiên giúp cuộc sống của họ an toàn và dễ dàng hơn.

Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài từ lối sống du canh, du cư ở thời thượng cổ con ngươi đã dần dần để ý đến nơi sinh hoạt cư trú sao cho tiện lợi hay cách bố trí phòng ốc sao cho sáng sủa thoải mái nhất. Đây là nguồn gốc căn bản hình thành nên phong thủy.
Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.

Không chỉ dừng lại ở yếu tố đơn lẻ, phong thủy là tổng hợp của các yếu tố về địa thế xung quanh và tọa hướng, hình dạng bố cục không gian. Phong thủy có sự liên quan chặt chẽ đến cát hung, thọ yếu, họa phúc, sự cùng thông của nhân sự. Phong thủy hợp là cát ắt, phong thủy không hợp là hung ắt.
nhap-mon-phong-thuy-phan 1

Các trường phái trong phong thủy

Trong lịch sử phát triển, thuật Phong Thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có 2 phái lớn:

1. Phái Hình thế

Trong trường phái Hình Thể (Phái Loan Đầu) thì bố cục, hình thể được lấy làm chủ đạo. Quan tâm đến yếu tố khổi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu. Ngoài ra còn là phát hiện hình mạo của long hổ triều ứng, để định huyệt vi tọa hướng, chú “Địa Lý Ngũ Quyết”
Trường phái này được khỏi xướng bởi Dương Quân Tùng tự là Thúc Mậu đời Đường khởi xướng. Về cuối đời, họ Dương sống ở Giang Tây, môn để cũng vì thế phấn lớn người Giang Tây nên còn gọi là phái Giang Tây - hay còn gọi là Diêu Phái. Học thuyết này chú trọng đến hình dạng của núi sông nên còn hay gọi tên là phái Loan Đầu
Thuyết này về sau hình thành nên lí luận Hình pháp.

Phái Hình thế (Giang Tây hay Loan đầu) với Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám long kinh, Nghi long kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng thư người đời nhà Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của Lại Văn Tuấn. Lí luận của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết qui nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lí. Thuyết này lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian. Phái Giang Tây từ đời Đường, Tống trở đi, lưu truyền khá rộng, đời nhà Minh, nhà Thanh có sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu rộng.

nhap-mon-phong-thuy-phan 1 (2)

2. Phái Lí pháp

Hay con gọi là Lí khí, là hệ thống lí luận về phong thủy được nêu ra bởi phái Phúc Kiến nên còn có tên là phái Phúc Kiến. Ở thời Vương Cấp thời nhà Nam Tống học thuyết này rất thịnh hành. Trường phái này căn cứ vào cái lí của âm dương, ngũ hành, bát quái, cứu tinh, Hà Lạc mà tính toán lấy la bàn công cụ chủ đạo. Xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung thông qua việc nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng.

Phái này chú trọng tìm hiểu nguyên lí trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương, xác định cát hung (hưu cữu) âm trạch cũng thường luận về cát hung của tọa hướng, chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, mà lại không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn gọi là “ốc trạch pháp”. Học thuyết lí pháp sau này được phát triển từ thuyết này. Đến đời Minh, Thanh trở về sau, phái này bắt đầu suy yếu, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang Tay và chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Triết Trung 
nhap-mon-phong-thuy-phan 1 (3)

3. Thời điểm hiện tại thì có một số trường phái lớn sau

 Phái Bát Trạch : Phái này kết hợp giữa mệnh cung của chủ nhà và các hướng để lập luận hung cát và thiết kế nhà phù hợp do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm Bát Trạch Minh Cảnh.

 Phái Huyền Không : Dựa trên môn Cô Dịch Huyền Không, phái này luận tốt xấu bằng cách dùng Phi Tinh tức là sự vận động của các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái. Phái này chú trọng đến sự tốt xấu của căn nhà theo thời gian (Trạch vận), từ đó dự đoán sự tốt xấu của căn nhà theo từng thời điểm để có phương án sắp xếp và tu sửa hợp lý.
nhap-mon-phong-thuy-phan 1 (4)

Phái cảm xạ Phong Thủy : Nghiên cứ về năng lượng sinh học và khí trường phong thủy
Ngoài ra còn một số trường phái khác nữa với những nghiên cứu và đặc trưng về khác nữa như:
 Phái Dương Trach Tam Yếu : được khởi xướng bởi Triểu Cưu Phong, sau đó Lộc Dã Phu phát triển tiếp trong 2 tác phẩm Dương Trạch Tam yếu và Dương Cơ Chứng Giải

Phái Huyền Thuật Phong Thủy : môn phái này được truyền theo lối tâm truyền và là bí truyền nên không phổ biến. Nội dung chính của môn phái này là chuyên nghiên cứu việc phát hiện và trẩn yếm các Long Mạch, áp dụng trong mộ phần là chủ yếu

Tổng quan thì phong thủy là một nghệ thuật bài trí tinh túy. Mặc dù nó mang nhiều yếu tố thần bí nhưng nếu áp dụng đúng thì sẽ mang lại kết quả hết sức to lớn nằm ngoài nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần túy của con người

-Tổng hợp -

0 nhận xét: